Sáng tạo

Lĩnh vực thiết kế: liệu trí tuệ nhân tạo có thay thế vai trò của con người trong tương lai

Nhật Trinh

36 phút đọc thứ ba 20/06/2023

Người ta vẫn luôn lo ngại rằng một ngày nào đó, robot sẽ xâm chiếm thế giới. Chúng được cho rằng sẽ cướp đi công ăn việc làm, đặc biệt là những việc làm lao động chân tay. Tuy nhiên, nhiều nhà thiết kế tự tin rằng ngành nghề của họ hoàn toàn miễn dịch với sự thay thế của hệ thống tự động hóa bởi vì ngoài thao tác tay chân, ngành thiết kế còn yêu cầu các yếu tố về tư duy. Liệu điều này đã được chứng minh hay chưa, hãy cùng tìm hiểu xem liệu một trí thông minh nhân tạo, ngoài việc có thể đối phó dễ dàng với những con số, sẽ ứng dụng năng lực “siêu việt” đó vào lĩnh vực thiết kế ra sao?

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã dần dần "nhúng tay" vào lĩnh vực thiết kế trong sự ngỡ ngàng của nhân loại. Ví dụ, Mattel sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thiết kế sản phẩm trong khi các nhà thiết kế nội thất sử dụng AI để tạo ra các mô hình có chức năng nhận diện và chỉnh sửa kiến trúc ngôi nhà và nội thất. Nestle đã dùng một công cụ vẽ tranh nhân tạo để tiếp thị một trong số các thương hiệu sữa chua của họ, trong khi BBDO đã thử nghiệm Stable Diffusion để sản xuất các chất liệu.

 

Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực đã được thiết đặt sẵn công cụ thực hiện như thiết kế trang web, thắc mắc dấy lên rằng: AI có thể tạo sức ảnh hưởng ra sao? Bài blog sau sẽ phổ biến rõ ràng về lịch sử của AI trong ngành thiết kế website, sức ảnh hưởng của nó ngày nay và cung cấp mẹo giúp các nhà thiết kế trang web có thể giữ được vị thế tiên phong cũng như vai trò của mình trong lĩnh vực thiết kế.

 

1. Lịch sử huy hoàng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực thiết kế trang web

 

Những tính năng của trí tuệ nhân tạo được mô tả trên đây có nguồn gốc từ những phát triển cách đây 50 năm. Các tính năng đã cải tiến rất nhanh những năm gần đây nhờ vào các mô hình tính toán tiên tiến hơn, lượng dữ liệu được nạp vào tăng lên, và công suất máy tính được cải thiện.

 

Vào năm 1950, cha đẻ của khoa học máy tính hiện đại Alan Turing đã đặt ra một câu hỏi nổi tiếng rằng: Máy móc có tư duy được không? Câu hỏi này đã làm tiền đề cho những nghiên cứu nỗ lực giảng dạy kiến thức con người cho máy tính nhưng cách tiếp cận này đã gặp khó khăn vì còn tồn tại quá nhiều quy tắc ngầm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

 

Trong những năm 90, phương pháp cung cấp kiến thức trên đây đã được thay thế bằng hướng tiếp cận tập trung vào dữ liệu. Cụ thể, các nhà khoa học bắt đầu xây dựng những chương trình máy tính có khả năng tiếp thu những lượng dữ liệu khủng với cấu trúc mạng thần kinh, tương tự như cách não bộ con người hoạt động. Sự cải tiến này đã mang đến những thành tựu đáng chú ý như Deep Blue của IBM phá vỡ kỷ lục thế giới về cờ vua vào năm 1997 và mạng thần kinh chuyên sâu của Google Brain có khả năng nhận diện và phân loại đối tượng. 

 

Trong những năm gần đây, sự tiến bộ trong độ công phu của mô hình mạng thần kinh, nguồn dữ liệu và sức mạnh máy tính đã giúp tăng khả năng xử lý của máy móc. Ví dụ, mạng nơ-ron tạo sinh đối địch (mạng GAN) được sản xuất bởi Ian Goodfellow vào năm 2014, cho phép các máy móc tạo ra dữ liệu mới với số liệu thống kê tương tự như tập dữ liệu ban đầu. Khám phá này đã mở đường cho các mô hình AI như DALL · E 2, StableDiffusion và MidJourney vào năm 2022, từ đó chứng minh được khả năng sáng tạo tự động như đã được nêu ở đầu bài.

 

2. Sức ảnh hưởng hiện tại của trí tuệ nhân tạo

 

Ngày nay, để dựng nên một trang web mới, cả nhà thiết kế và khách hàng phải trải qua 6 giai đoạn hợp tác cùng nhau. Khách hàng ở đây được hiểu với nghĩa khá rộng rãi, có thể bao gồm các đội nhóm trong một cơ quan chịu trách nhiệm cho trang web của riêng họ hoặc là một cá nhân đảm nhận xây dựng độc lập một trang web.

 

  • Hình thành: Nhà thiết kế làm việc với khách hàng để xác định được chủ đề và phong cách cho thiết kế trang web.

 

  • Xác định: Nhà thiết kế thu thập tất cả các yêu cầu cần thiết và lập kế hoạch dự án để thực hiện chúng.

 

  • Sáng tạo ý tưởng: Nhà thiết kế nảy ra ý tưởng được hình thành dựa trên những yêu cầu từ khách hàng.

 

  • Bàn bạc: Khách hàng tham khảo ý kiến của các nhà thiết kế và để lại đánh giá hoặc lựa chọn từ những ý tưởng được đưa ra.

 

  • Thiết lập: Nhà thiết kế sản xuất những thiết kế chất lượng cao mà sau đó được chuyển hóa sang mã số để có thể ứng dụng.

 

Để hiểu biết sâu hơn về tầm ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến lĩnh vực thiết kế, cách trí tuệ nhân tạo ứng phó với những nhiệm vụ khác nhau trong 5 bước trên sẽ được đánh giá cẩn thận sau đây.

Bảng quy trình thiết kế trang web và các hoạt động cụ thể trong quy trình mà trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa được. 
Bảng quy trình thiết kế trang web và các hoạt động cụ thể trong quy trình mà trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa được. 

#Hình thành

 

Để hình thành, nhà thiết kế cần điều tra những trường hợp cụ thể, khám phá các quan điểm gây tranh cãi và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan.

 

Điều tra tình huống cụ thể: Khả năng chưa được chứng minh.

 

Khi đảm nhận một dự án mới, nhà thiết kế cần phải hiểu tình trạng của khách hàng và xác định xem bản thiết kế website đó có phù hợp để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của họ hay không. Tuy nhiên, các mô hình AI hiện tại gặp khó khăn với việc phải xử lý các đối tượng không có trong tập dữ liệu đào tạo của chúng. Vì việc tích lũy một kho dữ liệu toàn diện về mọi doanh nghiệp là không khả thi nên các mô hình AI hiện tại vẫn chưa đủ khả năng phân tích và kết luận đối với từng trường hợp riêng biệt.

 

Khai thác những quan điểm gây tranh cãi: khả năng chưa được chứng minh

 

Ngay thời điểm khởi động một dự án, người quản lý cần xem xét và khai thác đa dạng các góc nhìn. Ví dụ, một nhà thiết kế có thể tìm hiểu về câu chuyện thương hiệu và phân tích sâu để tạo ra được bản thiết kế trang web phù hợp. Mặc dù các mô hình trí tuệ nhân tạo như MIT và Microsoft đã thể hiện tiềm năng trong việc nhận biết những khái niệm trừu tượng và hiểu được cảm xúc con người,  chúng vẫn thiếu khả năng hoàn toàn cảm thông được với các quan điểm đó. Theo một bài báo gần đây của trang Harvard Business Review (Đánh giá doanh nghiệp Havard), sự thấu cảm vẫn là một yếu tố còn thiếu của trí tuệ nhân tạo ngày nay.

 

Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan: khả năng chưa được chứng minh

 

Để đảm bảo thành công cho một dự án, cả nhà thiết kế và khách hàng đều phải nhiệt tình và tận tâm để hoàn thành dự án. Trong khi trí tuệ nhân tạo đã chứng tỏ được tiềm năng trong việc tạo ra các bản sao chép thu hút khách hàng và thuyết phục họ mua hàng, vẫn chưa có chứng minh nào cho rằng AI thu hút được các cam kết kinh doanh lâu dài, một việc làm cần đến mức độ nỗ lực và đóng góp không ngừng nghỉ.

 

#Định nghĩa

 

Ở giai đoạn này, các nhà thiết kế được yêu cầu thu thập các yêu cầu đặt hàng cụ thể, đặt mục tiêu và phác thảo một kế hoạch dự án.

 

Tổng hợp các đơn hàng

 

Để cung cấp yêu cầu đầy đủ nhất, khách hàng nên nêu rõ các thông số kỹ thuật, số lượng trang và ngày ra mắt của họ. Các mô hình AI hiện có khả năng thực hiện nhiệm vụ này, với chức năng Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và Hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU) cho phép chúng phân tích cú pháp, hiểu và phản hồi thông tin đầu vào giống như cách giao tiếp thông thường của con người. Ví dụ: Chat GPT của OpenAI có thể yêu cầu ngữ cảnh bổ sung, trả lời các câu hỏi kế tiếp và từ chối các yêu cầu không phù hợp. Các mô hình AI hiện tại đã được sử dụng cho dịch vụ chăm sóc khách hàng và nhận về kết quả tích cực về độ tin cậy và hài lòng.

 

Điều chỉnh kỳ vọng: Năng lực lý thuyết

 

Để khách hàng và nhà thiết kế có cùng mức độ kỳ vọng vào sản phẩm, họ nên đồng nhất quan điểm về các tiêu chuẩn đặt ra và thường xuyên trao đổi cùng nhau về tiến trình. Các mô hình AI hiện có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết này bằng cách tự động xử lý các cuộc đàm phán. Nghiên cứu từ Meta (trước đây là Facebook) chứng minh rằng các mô hình AI có thể sử dụng mô phỏng và dự đoán để hoàn thành các cuộc đàm phán một cách độc lập. Trong thế giới kinh doanh, các công ty như Pactum đang sử dụng các mô hình AI độc quyền của họ để hỗ trợ các nhà bán lẻ toàn cầu đạt được các điều khoản tốt nhất có thể khi mua hàng B2B.

 

Phác thảo kế hoạch thực hiện dự án: Năng lực dựa trên lý thuyết

 

Để một dự án được thực hiện đúng tiến độ, các nhà thiết kế buộc phải đề ra các dấu mốc và kỳ hạn. Các mô hình trí tuệ nhân tạo hiện tại có thể dự đoán độ lâu dài của một dự án cũng như chu trình tuần tự diễn ra các hoạt động của dự án đó. 

 

Vào năm 2017, một mô hình thuật toán có tên là Support Vector Machine đã được ra mắt với chức năng dự đoán chính xác các mốc thời gian của dự án.

 

Nghiên cứu bổ sung đã chứng minh việc AI sử dụng Mạng nơ-ron nhân tạo để xác định mối liên kết giữa các nhiệm vụ và tạo biểu đồ về cấu trúc phân chia công việc (WBS).

 

#Sáng tạo ý tưởng

 

Để tạo ra các ý tưởng, nhà thiết kế phải chuẩn bị các ý tưởng đáp ứng các tiêu chuẩn được đặt ra trước, đảm bảo chúng mới để tạo độ nhận diện và đảm bảo chúng hữu ích để thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh của khách hàng.

 

Phát triển các ý tưởng liên quan: Khả năng lý thuyết

 

Nhà thiết kế nên đảm bảo rằng các ý tưởng được tạo ra của họ phù hợp với tiêu chuẩn đã được thỏa thuận trước đó. Các mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến như DALL-E 2 của OpenAI có thể tạo ra đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn bằng phương pháp học máy. Điều này cho phép AI tạo ra các ý tưởng thiết kế, bao gồm thiết kế UI, đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra.

 

Đảm bảo tính mới mẻ: Khả năng lý thuyết

 

Để đảm bảo các ý tưởng được tạo ra là độc nhất, các mô hình trí tuệ nhân tạo sử dụng các kỹ thuật lan truyền để tạo ra thành phẩm mới. Các kỹ thuật này bao gồm việc xáo trộn và tổng hợp lại các dữ liệu đã học để tạo ra dữ liệu mới có một số đặc điểm tương tự với dữ liệu được học. Điều này cho phép các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo ra các ý tưởng mới bằng cách kết hợp các khía cạnh của những gì họ đã học, giống như con người kết hợp các khái niệm đã biết để tạo ra các ý tưởng mới. Imagen Video của Google, Make-a-Video của Meta, MidJourney và Stable Diffusion là các ví dụ về các mô hình trí tuệ nhân tạo sử dụng các kỹ thuật này để tạo ra thành quả hoàn toàn mới.

 

Đảm bảo giá trị gia tăng: Năng lực lý thuyết

 

Những ý tưởng được tạo ra sẽ cung cấp giá trị bổ sung cho khách hàng và các mô hình AI rất phù hợp để đảm nhận nhiệm vụ này bởi vì họ có thể đáp ứng nhiều hơn hoặc ít nhất là tương thích với yêu cầu của khách hàng. Sự vượt trội này có được là nhờ vào khả năng học hỏi từ lượng dữ liệu khổng lồ và khả năng tính toán vô song để xác định các mẫu, giúp AI trở thành một công cụ quyền năng để sản xuất, phát triển và kích thích những ý tưởng có thể cung cấp thêm giá trị phụ cho khách hàng.

Tổng quan về các tùy chọn, do AI tạo ra như một phần của quy trình thiết kế. (Xem trước lớn)
Tổng quan về các tùy chọn, do AI tạo ra như một phần của quy trình thiết kế. (Xem trước lớn)

#Xã hội hóa

 

Xã hội hóa yêu cầu nhà thiết kế đưa ra lời khuyên, truyền đạt lời khuyên và phản hồi lại ý kiến.

 

Đưa ra lời khuyên: Khả năng lý thuyết

 

Các nhà thiết kế cần phải có quan điểm riêng của mình về các ý tưởng mà họ thực hiện. Hiện nay, các mô hình AI có thể đánh giá các tùy chọn khác nhau bằng cách gán điểm cho chúng. Bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu giám sát thiết kế và tương tác người dùng, các mô hình AI có thể học cách đánh giá và ưu tiên các tùy chọn thiết kế dựa trên khả năng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, mô hình AI vẫn chưa được chứng minh rõ ràng liệu có thể đánh giá hiệu quả các mục tiêu mang tính chủ quan và dựa trên cảm xúc hay không.

 

Truyền đạt lời khuyên: Khả năng lý thuyết

 

Nhà thiết kế phải tạo ra một câu chuyện thuyết phục để giúp khách hàng đưa ra quyết định. Các mô hình AI đã chứng minh được khả năng tạo ra các câu chuyện hấp dẫn có thể hỗ trợ quyết định, tương tự như con người. Ví dụ, Dự án Debater của IBM Research có thể sản xuất các lập luận liên quan để hỗ trợ các vị trí cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của các mô hình AI trong việc tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa sự quyết đoán và sự thống trị trong các kịch bản thực tế vẫn đang được nghiên cứu.

 

Cập nhật dựa trên phản hồi nhận được: Khả năng lý thuyết

 

Một nhà thiết kế nên lắng nghe phản hồi của khách hàng để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Các mô hình AI, chẳng hạn như DALL-E 2 và ChatGPT, cũng có thể sử dụng phản hồi để cải thiện hiệu suất của chúng. Những mô hình này có thể cải thiện sản phẩm của mình bằng cách cập nhật các lời gợi ý từ những phản hồi. Tuy nhiên, khi phản hồi có chứa các khái niệm mới, các kỹ thuật “đảo văn bản” có thể được áp dụng để giúp mô hình tích hợp các khái niệm mới này vào đầu ra của nó.

AI truyền đạt các đề xuất và yêu cầu viết một kịch bản để thuyết phục người quản lý sản phẩm chấp nhận một thiết kế. (Xem trước lớn)
AI truyền đạt các đề xuất và yêu cầu viết một kịch bản để thuyết phục người quản lý sản phẩm chấp nhận một thiết kế. (Xem trước lớn)

#Triển khai 

 

Người thiết kế cần tạo ra các thiết kế, viết mã và tích hợp cả hai vào một trang web hoạt động.

 

Hoàn thành thiết kế: Khả năng lý thuyết

 

Sau khi quyết định đã được đưa ra, nhà thiết kế cần tiếp tục phát triển hướng sáng tạo phù hợp với quyết định đó. Hiện nay, các mô hình trí tuệ nhân tạo có thể hoàn thành thiết kế dựa trên thông tin văn bản hoặc hình ảnh đầu vào. Các mô hình này sử dụng các kỹ thuật học máy để xác định mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra và sau đó sử dụng thông tin đó để tạo ra đầu ra thiết kế hoàn chỉnh phù hợp với đầu vào. Hiện đã có các mô hình được nghiên cứu có thể trả lại các mẫu thử thấp trung bình bằng cách phát hiện và tinh chỉnh các yếu tố giao diện người dùng trên các bản phác thảo có độ phân giải thấp. Khi triển khai, tính năng Outpainting của OpenAI có thể mở rộng các thiết kế ban đầu và tạo ra những kết quả ấn tượng, chẳng hạn như các phần mở rộng của cảnh Girl with a Pearl Earring của Johannes Vermeer. Không quá phi lý khi nghĩ rằng, với khả năng hiện tại của các mô hình, các thiết kế trang web có thể được tạo tự động dựa trên phong cách của một phần cụ thể từ đề xuất thiết kế.

 

Tạo ra mã: Khả năng lý thuyết

 

Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra mã HTML, CSS và JavaScript dựa trên mô tả chức năng. Những mô hình này đã được đào tạo trên lượng dữ liệu lớn, cho thấy mối quan hệ giữa mô tả chức năng và mã tương ứng để thực hiện nó. Bằng cách học từ dữ liệu này, các mô hình AI có thể tạo ra mã chính xác để thực hiện chức năng mong muốn. Ví dụ, phần mềm PowerApps của Microsoft có tính năng hỗ trợ chuyển ngôn ngữ tự nhiên thành mã đã sẵn sàng sử dụng cho việc truy vấn. Theo phó chủ tịch của GitHub Next, nghiên cứu các công nghệ mới trong phát triển phần mềm, trong tương lai các lập trình viên sẽ có thể phác thảo thiết kế kiến trúc, mô tả chức năng và để cho AI điền chi tiết vào. Mặc dù hiện nay vẫn cần tới cân nhắc của con người cho kết quả đầu ra từ các mô hình AI, các chu trình phản hồi liên tục được mong đợi sẽ dẫn đến sự cải thiện liên tục về chất lượng.

 

Biên dịch thiết kế và viết mã: Năng lực lý thuyết

 

Quá trình biên dịch ý tưởng được chọn yêu cầu sự phối hợp giữa thiết kế và mã code. Với năng lực có thể vừa thiết kế vừa lập trình, mô hình AI có thể tự động hóa quá trình này. Các kỹ sư của OpenAI đã chứng minh được rằng công nghệ cho phép tạo ra các ứng dụng đơn giản bằng cách mô tả những gì được yêu cầu, chẳng hạn như một trang web cá nhân với PayPal được nhúng cho thanh toán. Điều này tạo ra một tương lai tiềm năng, trong đó các cá nhân có thể dễ dàng thực hiện ý tưởng của họ, được biết đến với tên gọi là "tương lai Gutenbergian".

 

3. Vai trò của AI đối với ngành thiết kế trong tương lai:

 

Việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực thiết kế đã quá nổi tiếng và các nhà thiết kế luôn là những người tiên phong trong việc tận dụng tiềm năng của họ để đổi mới và mở rộng khả năng của họ. Giống như cách máy in vào cuối thế kỷ 15 đã khuyến khích các nghệ sĩ sao chép, máy dệt vào thế kỷ 19 tạo ra các nghệ nhân và phần mềm chỉnh sửa ảnh khuyến khích các nghệ sĩ phòng tối chuyển sự chú ý của họ, chúng ta có thể mong đợi một sự thay đổi tương tự do AI mang lại trong thế kỷ 21.

 

Với khả năng đa nhiệm của AI trong quá trình thiết kế web, các giai đoạn thiết kế sau này có tiềm năng sẽ trở nên tự động hơn. Do đó, các nhà thiết kế nếu muốn duy trì năng suất và tầm quan trọng của mình sẽ cần tập trung sự sáng tạo của họ vào giai đoạn đầu của quy trình, nơi họ có thể khẳng định vai trò độc nhất của họ đối với các công đoạn có thể thay thế được bởi AI.

Tương lai của ngành sáng tạo đang lội ngược dòng
Tương lai của ngành sáng tạo đang lội ngược dòng

Chúng tôi không mong đợi sự thay đổi này diễn ra quá nhanh, thay vào đó là từ từ trải qua ba giai đoạn. Mặc dù các mô hình AI đã thể hiện được tiềm năng trong các nhiệm vụ thiết kế web, chúng sẽ cần nhiều dữ liệu chuyên ngành hơn để đảm bảo được độ tin cậy. Việc tăng số lượng dữ liệu huấn luyện sẽ cải thiện độ chính xác của chúng trong việc giải quyết các vấn đề trừu tượng và tổng quát trong lĩnh vực này. 

 

Các mốc thời gian phát triển mà trí tuệ nhân tạo đóng góp vào thiết kế web theo thời gian và các tác động của nó:

 

Giai đoạn 1: Thiết kế Copilot

 

Làn sóng đầu tiên này đề cập đến cách các mô hình AI có thể giúp các nhà thiết kế thực hiện các tác vụ thủ công và giúp họ tiết kiệm thời gian. Những nhiệm vụ này thường ít mang tính trừu tượng và không yêu cầu nhiều công sức. Do đó, các mô hình AI sẽ cần ít dữ liệu đào tạo hơn nhưng sản phẩm đầu ra vẫn luôn đáp ứng mong đợi của khách hàng. Trong tương lai, các công cụ tân tiến hơn sẽ được phát minh với chức năng tự động điều chỉnh thiết kế cho các kích thước màn hình khác nhau, thêm hoạt ảnh được đề xuất để tương tác và hoàn thành các điều chỉnh định dạng phức tạp bằng lời nhắc mô tả.

 

Giai đoạn 2: Sản xuất và quản lý

 

Làn sóng AI thứ hai trong thiết kế web sẽ liên quan đến việc tạo ra các thiết kế bán hoàn chỉnh và quản lý quan hệ với khách hàng. Điều này bao gồm việc lên ý tưởng và thực hiện các ý tưởng đầu ra, đòi hỏi mức độ trừu tượng cao hơn trong một phạm vi hẹp. Mặc dù các mô hình hiện tại như ChatGPT và DALL·E 2 có thể tạo các đề xuất thiết kế và kết quả đầu ra dưới dạng hình ảnh, nhưng cần phải đào tạo thêm về bộ dữ liệu dành riêng cho thiết kế web để cải thiện chất lượng và biến thể. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại liên quan đến các vấn đề như bản quyền.

 

Ngoài ra, các nhiệm vụ quản lý như xác định và xã hội hóa các ý tưởng liên quan đến tính trừu tượng thấp hơn nhưng phạm vi rộng hơn. Có những trường hợp sử dụng thành công trong các ngành khác, nhưng việc triển khai chúng trong quản lý tài khoản hàng ngày sẽ yêu cầu giám sát để đạt được sự cân bằng giữa khả năng thuyết phục và giao tiếp khéo léo.

 

Giai đoạn 3: Tự động hóa

 

Làn sóng thứ ba liên quan đến tự động hóa bao gồm toàn bộ quy trình thiết kế web, bao gồm hỗ trợ phát triển chiến lược và ý định trong giai đoạn Hình thành. Mặc dù đã có những nỗ lực để kết hợp các mô-đun AI vào các công cụ xây dựng trang web, nhưng vẫn còn những thách thức cần được giải quyết, chẳng hạn như việc tích hợp các quan điểm độc đáo của con người như sự đồng cảm. Những rào cản này sẽ còn cần thêm thời gian và nỗ lực để tối ưu được trước khi AI có thể thay thế hoàn toàn vai trò của một nhà thiết kế.

 

Phần kết luận

 

Việc tích hợp AI vào ngành thiết kế đã tạo ra vô số khả năng. Ví dụ, các mô hình tổng quát đã chứng minh khả năng về mặt lý thuyết và ứng dụng thực tế qua các giai đoạn khác nhau của thiết kế web.

 

Mặc dù thiếu một số khả năng chuyên biệt của con người, như sự đồng cảm và khả năng học hỏi, các nhà thiết kế AI có thể tận dụng công nghệ để đạt được mức độ sáng tạo chưa từng có. Sự hợp tác giữa các nhà thiết kế và AI có thể so sánh như một nét bút trên một tờ giấy trắng, có thể tạo ra thứ gì đó thực sự phi thường. Tương lai của ngành thiết kế sẽ sáng rạng hơn khi các nhà thiết kế và AI hợp tác cùng nhau và vượt qua ranh giới của sự sáng tạo. Vì vậy, hãy trao cho AI một cơ hội để trở thành cộng sự đắc lực của các nhà thiết kế, giúp họ tạo ra kết quả tốt hơn và tiết kiệm ít công sức hơn.

bài viết phổ biến

xem thêm

Hướng dẫn nhanh

xem thêm

Bắt đầu bản dùng thử của bạn

Bắt đầu hành trình Thương mại điện tử của bạn với WebSaas.