Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Ưu nhược điểm của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Super-Admin User

11 phút đọc thứ tư 14/08/2024

Thương mại điện tử là mô hình được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển hiện nay vì nó mang lại lợi nhuận và doanh thu cao. Bài viết này mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về ưu nhược

điểm của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp nhé!
I. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay còn gọi là E – Commerce (Electronic commerce) là quá trình mua bán, giao dịch các sản phẩm thông qua internet. Hàng hóa sẽ được vận chuyển sau khi bên mua và bên bán giao dịch với nhau. Bạn có thể thanh toán trực tiếp khi nhận hàng hoặc thanh toán gián tiếp qua Internet Banking hay các ví điện tử thông dụng. Điều đặc biệt là bạn có thể đặt bất kỳ hàng hóa ở bất cứ đâu vào bất kể thời gian nào mà bạn mong muốn.

II. Ưu điểm của thương mại điện tử

1. Phạm vi tiếp thị toàn cầu
Trước đây thì các cửa hàng đều bị giới hạn số lượng khách hàng đến mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên, với hình thức thương mại điện tử thì giới hạn này hoàn toàn được phá bỏ. Khách hàng chỉ cần lên website của cửa hàng và chọn hàng hóa mà mình mong muốn là có thể được giao đến tận nơi mà không cần đến tận cửa hàng để mua.

Với nhu cầu sử dụng internet hiện nay thì các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới và đa dạng hơn. Sau khi bạn thiết lập mô hình thương mại điện tử cho cửa hàng của mình thì tất cả các khách hàng trên toàn thế giới có thể tiếp cận đến sản phẩm bạn đang bán để tìm hiểu và đặt mua.

2. Giao dịch không giới hạn
Khi thiết lập mô hình thương mại điện tử thì mọi hoạt động giao dịch trên thị trường điện tử đều không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian. Cụ thể, người bán có thể cho cửa hàng hoạt động 24/24 để người mua có thể tham khảo các sản phẩm của mình bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, người mua có thể trao đổi, mua bán sản phẩm ở bất cứ nơi đâu và thanh toán bằng bất kỳ hình thức nào. 

3. Tiết kiệm chi phí vận hành
Việc tạo và duy trì một trang web sẽ ít tốn kém hơn so với việc vận hành một cửa hàng truyền thống. Nếu như cửa hàng trực tiếp buộc bạn phải chi ra một khoản tiền lớn để thuê mặt bằng, nhân viên, trả tiền điện hoặc các khoản bảo trì khác,… thì với thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoảng chi phí đó. Tuy nhiên, bạn vẫn cần mua một số dịch vụ lưu trữ web và tên miền nhưng tổng chi phí vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với những khoản mà bạn cần chi khi bán hàng truyền thống. 

Việc vận hành ecommerce bạn cần các kênh truyền thông phù hợp, có thể cân nhắc giữa các kênh Social, chạy Ads hoặc tìm hiểu SEO. Việc chọn kênh truyền thông rất quan trọng vì tùy theo ngành, đối tượng khách hàng sẽ tập trung tại các kênh truyền thông khác nhau

4. Mở cửa trực tuyến 24/7
Khi bạn áp dụng mô hình thương mại điện tử thì cửa hàng của bạn có thể truy cập cả ngày. Nó cho phép mọi người mua sắm 24/7 bất kể họ sống ở đâu trên thế giới. Thậm chí khi bạn chưa kịp xử lý đơn đặt hàng của khách hàng thì ngay lập tức nó vẫn có thể duyệt các mặt hàng đã mua hàng ở cửa hàng của bạn.

5. Nhiều ưu đãi, khuyến mãi
Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào các dịp lễ quan trọng là một trong những điểm cộng thu hút khách hàng ở mô hình này. Việc cung cấp sản phẩm giá “hời” nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đã giúp cho doanh thu của các cửa hàng sử dụng E-commerce tăng lên một cách đột ngột.

Một số nền tảng thương mại điện tử sẽ đánh giá khách hàng bằng các cấp độ như thành viên bạc, vàng, kim cương dựa trên mức độ mua sắm của họ. Ở cấp bậc càng cao, những khách hàng này càng nhận được nhiều ưu đãi khi có các chương trình khuyến mãi.

6. Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng
Thông qua Internet, các cửa hàng hay các thương hiệu khi sử dụng thương mại điện tử làm hình thức phát triển có thể trực tiếp kết nối với khách hàng của mình mà không cần phải trả tiền quảng cáo hay chạy chiến dịch quảng cáo trên TV nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể làm chủ được hoạt động tiếp thị của mình bằng việc điều chỉnh sao cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

7. Thông tin minh bạch, rõ ràng
Tất cả các sản phẩm E-commerce đều sẽ hiển thị một cách chi tiết từ giá cả, chất liệu, màu sắc, cách sử dụng, đánh giá,... Từ đó, sẽ giúp khách hàng có cái nhìn trực quan hơn về các sản phẩm cũng như dễ dàng lựa chọn sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Bên cạnh đó, khách hàng có thể dựa trên những đánh giá để giúp cửa hàng khắc phục những thiếu sót không mong muốn. 

8. Phát triển, mở rộng và tối ưu hóa dễ dàng
Điểm khác biệt giữa bán hàng truyền thống và sử dụng E-commerce là E-commerce sẽ giúp cho cửa hàng không bị giới hạn bởi vị trí thực của nó. Nó cho phép bạn ra mắt sản phẩm với số lượng không giới hạn vì bạn hoàn toàn không bị giới hạn bởi không gian. Bên cạnh đó, nó giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng hay thuê nhân viên để bạn có thêm chi phí tối ưu trang web hơn nữa. 

9. Dễ thích ứng khi nhu cầu thị trường thay đổi
Khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng cần nghiên cứu để bắt kịp với sự thay đổi của thị trường. Mô hình thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp thực hiện công việc này dễ dàng và nhanh chóng bằng cách tìm kiếm từ khóa thông qua các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập trang web và các chiến dịch tiếp thị bằng cách sử dụng các công cụ phân tích trang web, từ đó đưa ra quyết định dữ liệu để cải thiện doanh nghiệp của mình. 

III. Nhược điểm của thương mại điện tử

Mặc dù E-commerce mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu điểm vượt trội nhưng bên cạnh đó nó vẫn tồn tại không ít những hạn chế. Khi kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử, bạn cần thiết lập chiến lược vận chuyển hiệu quả. Cụ thể là bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn mô hình vận chuyển miễn phí, cố định hoặc theo bảng để tiết kiệm tối đa chi phí.

Ngoài chi phí vận chuyển thì bạn cần quan tâm đến bao bì sản phẩm. Bạn cần chọn giữa một bao bì miễn phí hoặc đặt một bao bì tùy chỉnh cho thương hiệu của bạn. Không những thế, dịch vụ ở các công ty giao hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển và quản lý chung của doanh nghiệp bạn nên cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi hợp tác.

Vận chuyển các sản phẩm trong nước khá dễ dàng, nhưng với các đơn hàng quốc tế bạn cần chuẩn bị các loại chứng từ cần thiết cũng như chi trả các nghĩa vụ và thuế. Không những thế, bạn cần tính đến việc khách hàng sẽ yêu cầu đổi trả hàng và bạn phải bồi thường chi phí vận chuyển.

bài viết phổ biến

xem thêm

Hướng dẫn nhanh

xem thêm

Bắt đầu bản dùng thử của bạn

Bắt đầu hành trình Thương mại điện tử của bạn với WebSaas.