Ngành công nghiệp mỹ phẩm đã và đang dần chuyển đổi sang nền tảng thương mại điện tử, một kênh bán hàng mới mẻ và tiềm năng ngoài kênh bán hàng truyền thống. Để duy trì và đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thương mại điện tử, các doanh nghiệp đã phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực và đầu tư.
Cuối cùng, có rất nhiều công ty mỹ phẩm đã xây dựng được cho mình trang web thương mại điện tử trực tuyến, như Kylie Cosmetics, Hasaki, và Guardian, và họ đã đạt được thành công lớn.
Để có được thành công này là nhờ vào quyết định xây dựng một nền tảng thương mại điện tử phù hợp từ sớm. Vì vậy, việc lựa chọn một nền tảng phù hợp để phát triển dự án thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm.
1. Salesforce Commerce Cloud
Salesforce Commerce Cloud là một nền tảng thương mại điện tử đám mây (cloud-based e-commerce platform) được cung cấp bởi Salesforce, công ty chuyên cung cấp các giải pháp CRM và quản lý mối quan hệ khách hàng hàng đầu thế giới. Commerce Cloud cung cấp một loạt các công cụ để giúp các doanh nghiệp tạo và quản lý các trang web bán hàng trực tuyến, đồng thời hỗ trợ các chức năng như quản lý đơn hàng, thanh toán, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng. Nền tảng này được tích hợp với các giải pháp CRM của Salesforce để cung cấp một trải nghiệm mua hàng đa kênh liên tục cho khách hàng.
Những gương mặt nổi bật nhất trong ngành mỹ phẩm, có thể kể đến L’Occitane, Lancôme, Loreal, Nars, Neutrogena, NYX Cosmetics, và Shiseido, đều đang tận dụng Salesforce Commerce Cloud để thực hiện các chiến dịch thương mại điện tử.
Ưu điểm:
SFCC cung cấp một nền tảng SaaS dựa trên đám mây với cơ sở hạ tầng lưu trữ linh hoạt và có thể mở rộng, và nhà cung cấp chịu trách nhiệm về cấu hình, cập nhật, bảo trì, bảo mật và các lĩnh vực liên quan khác, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. SFCC là một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn cần một nền tảng đã sẵn sàng tất cả mọi quy trình. Ở đây, các doanh nghiệp chỉ cần thể hiện ý tưởng của mình và sau đó, đội ngũ IT của SFCC sẽ phát triển kế hoạch đó chỉ trong vài tuần. SFCC giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bởi vì nó cho phép khách hàng được chọn kích cỡ sản phẩm, mua phụ kiện theo bộ, tận dụng những ưu đãi siêu hời và giảm giá sập sàn, cũng như những ưu đãi cho khách hàng mới và tích điểm khách quen. SFCC có thể mở rộng và quản lý dễ dàng lượng truy cập bùng nổ xảy ra trong đợt giảm giá hoặc những sự kiện/ khủng hoảng bất ngờ khác. SFCC cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh nhằm đồng bộ các kênh bán hàng cho doanh nghiệp và giúp họ tiếp cận cũng như chăm sóc được mọi khách hàng trên đa dạng các kênh.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp và các nhà phát triển cần tích lũy được vốn hiểu biết vững chắc về SFCC SFCC tính phí người dùng dựa trên mô hình gắn liên với doanh thu, cụ thể là khách hàng sẽ trả 1 hoặc 2% GMV (Gía trị hàng hóa thô) tùy vào từng gói cước nhận quyền sở hữu trang web đã chọn. Doanh thu tăng lên đồng nghĩa với việc mức phí trả cho SFCC cũng tăng lên. SFCC hạn chế khách hàng được kết nối với dịch vụ từ bên thứ 3. => SFCC là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp trang sức B2C và B2B
2. Magento
Magento, một nền tảng thương mại nguồn mở, là một sự lựa chọn phổ biến trong ngành thương mại điện tử, hiện đang được ứng dụng bởi hầu hết 200,000 trang web. Nền tảng thương mại điện tử nguồn mở là một phần mềm thương mại điện tử được phát triển và phân phối theo giấy phép mã nguồn mở, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tải xuống, sử dụng, phân phối và chỉnh sửa mã nguồn của nó mà không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào. Có hai phiên bản có sẵn: Magento nguồn mở, miễn phí dịch vụ, và thương mại Magento, yêu cầu trả phí.
Laneige, Sigma Beauty, và Hasaki là những ví dụ của trang web thương mại điện tử mỹ phẩm gặt hái nhiều thành công khi sử dụng nền tảng Magento. Những thương hiệu này đã và đang xây dựng trang web của họ thành công và thiết lập được nhận diện thương hiệu mạnh mẽ nhờ sự trợ giúp của nền tảng Magento.
Ưu điểm:
Cộng đồng các nhà phát triển toàn cầu và các nhà xây dựng trang web Magento đã tạo ra nhiều chủ đề trang web mỹ phẩm mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh hoặc sử dụng những chủ đề tự thiết kế. Các chủ đề được trang bị bởi hệ thống chức năng từ đơn giản đến nâng cao, chuyên ứng dụng cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Ví dụ: Chọn kích cỡ sản phẩm, mua sản phẩm theo bộ, biết đến những ưu đãi độc quyền, được đề xuất sản phẩm phù hợp, xem lại các sản phẩm đã mua, và nhận được quyền lợi của thành viên. Magento cung cấp những lựa chọn tùy chỉnh một cách toàn diện nhất, cho phép doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu, kiểm soát và chỉnh sửa mã nguồn. Điều này tạo thuận lợi cho sự vận hành hệ thống giúp Magento được tùy chỉnh để phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra, Magento còn dễ dàng được mở rộng phạm vi, cho phép mở rộng hệ thống, và hỗ trợ nhiều loại trang web, cửa hàng, ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ. Hoàn toàn là một hệ thống thương mại điện tử, Magento đảm bảo được thuận lợi cho hệ thống vận thành cũng như giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra với hệ thống dữ liệu và quy trình thanh toán. Điều này góp phần gia tăng uy tín, an ninh hệ thống và quyền lợi người dùng của trang web. Hơn nữa, cộng đồng nhà phát triển chuyên nghiệp của website Magento có mặt ở mọi nơi trên thế giới, luôn sẵn sàng cung cấp sự trợ giúp về kỹ thuật cũng như giải pháp thương mại điện tử tương thích với từng mô hình kinh doanh.
Nhược điểm:
Hiện tại không có sẵn một bộ sưu tập về các chủ đề Magento nào để hỗ trợ các doanh nghiệp. Hệ thống chức năng của Magento khá phức tạp, người xây dựng có thể phải bỏ ra từ 3 tháng cho đến 1 năm để tiến hành Magento. Mặc dù Magento cho phép sử dụng miễn phí, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí lớn để tiến hành thương mại điện tử, giao động từ 50,000 cho đến 100,000 Đô la tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án. => Magento là một sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều loại doanh nghiệp mỹ phẩm, như B2B, B2C, và B2C2B, hoặc doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn như các startup, doanh nghiệp vừa và những tập đoàn lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn thường ưa thích Magento mặc dù đây là một nền tảng đắt đỏ để ứng dụng.
3. WooCommerce
WooCommerce là một plugin cho WordPress, cho phép sử dụng miễn phí và các doanh nghiệp có thể chuyển đổi một trang web WordPress tiêu chuẩn thành một trang web thương mại điện tử hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và có thể được tùy chỉnh dễ dàng mà không cần bỏ ra nhiều công sức.
Một số thương hiệu nổi tiếng đã ứng dụng WooCommerce để xây dựng thành công websites thương mại điện tử có thể kể đến MOI Cosmetics, Bo Shop, Nuty Cosmetics, AB Beauty World, và Beauty Garden.
Ưu điểm:
Các cộng đồng của WordPress và WooCommerce cung cấp đa dạng các chủ đề cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, từ gói miễn phí đến gói Premium, được dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có quyền tự thiết kế chủ đề website của họ. WooCommerce chứa các tính năng hữu ích từ đơn giản đến nâng cao dành cho thương mại điện tử mỹ phẩm như gợi ý sản phẩm tương tự, các sản phẩm đã xem, mã giảm giá, và ưu đãi dành cho khách hàng mới. WooCommerce có thể được kết hợp dễ dàng với nhiều dịch vụ từ bên thứ 3. Chi phí xây dựng một trang web thương mại điện tử ở WooCommerce thấp hơn so với các nền tảng nguồn mở khác như Magento. Tổng chi phí hàng năm cho tên miền, dịch vụ lưu trữ, chủ đề, tiện ích mở rộng, plugin và các khoản chi phí liên quan khác có thể dao động từ 110 đến 1.500+ đô la. Thời gian để tiến hành một trang web thương mại điện tử trên WooCommerce dao động từ 1 đến 3 tháng.
Nhược điểm:
Không đủ những tính năng điển hình dành cho ngành mỹ phẩm. So với các nền tảng nguồn mở khác như Open Cart và Magento, WooCommerce bị hạn chế khả năng mở rộng phạm vi bởi vì sự phụ thuộc của nó vào hệ thống của WordPress => WooCommerce là một sự lựa chọn hợp lý cho các công ty mỹ phẩm đã quen thuộc với nền tảng WordPress và có ý định xây dựng hệ thống thương mại điện tử.
4. Shopify
Shopify chắc hẳn không còn là một nền tảng mới lạ trong ngành thương mại điện tử. Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể tìm thấy hàng loạt những giải pháp ở đây để xây dựng trang web thương mại điện tử của họ. Xuất hiện trên thị trường cách đây 20 năm, Shopify hiện tại đang đứng đầu danh sách các nền tảng thương mại điện tử trên thế giới, được tin dùng bởi các công ty địa phương và quốc tế.
Cụ thể, những công ty mỹ phẩm hàng đầu như Kylie Cosmetics, Innisfree, Sulwhasoo, Cho Tinh Cua Boo, Guardian, và Ofélia đã xây dựng thành công trang web thương mại điện tử của họ trên Shopify.
Ưu điểm:
Đa dạng các thiết đặt của website được thiết kế sẵn cho ngành mỹ phẩm. Hệ thống chức năng cung cấp những tính năng hữu ích như gợi ý sản phẩm tương tự, danh sách sản phẩm đã xem, mã giảm giá, và quyền lợi cho thành viên mới. Mức giá khởi điểm khá là phải chăng, dao động từ 29 Đô la cho đến 2000 Đô la hằng tháng. Chỉ mất 1 ngày đến 1 tuần để xây dựng một trang web thương mại điện tử, tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống. Shopify sở hữu một cộng đồng nhà phát triển to lớn đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Những template website được thiết kế sẵn có thể dẫn đến tình trạng bị sao chép, gây khó khăn để tùy chỉnh và cá nhân hóa giao diện trang web.
Còn thiếu nhiều tính năng điển hình của ngành mỹ phẩm. Khả năng tích hợp của Shopify còn bị hạn chế ở các dịch vụ sẵn có trong kho ứng dụng của nó, mặc dù đã mở rộng lựa chọn dành cho các dịch vụ của bên thứ ba. Tối ưu chi phí có thể mang lại cả lợi ích và hạn chế bởi vì giá khởi điểm phải chăng nhưng đổi lại, người dùng phải chi trả khoản phí dài hạn như như sử dụng nền tảng, giao diện, phần mềm, vv,... Điều này gây khó khăn cho việc quản lý dòng tiền mặt. Hơn nữa, Shopify là một mô hình Saas và điều này gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô trang web về lâu về dài. => Shopify được xem là một nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với hệ thống điều hành quốc tế hoặc là các công ty khởi nghiệp
5. Haravan
Được thành lập năm 2014, Haravan là một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, với mục tiêu mở rộng dịch vụ sang các quốc gia Đông Nam Á. Nền tảng này chuyên cung cấp những giải pháp tiếp thị trong thương mại điện tử, và giải pháp bán lẻ đa kênh cho các doanh nhân và thương gia ở Việt Nam. Nhờ vào hiệu quả của hệ thống trang web và hệ thống bán lẻ trực tuyến tiên phong, Haravan đã được tin tưởng hoàn toàn bởi nhiều doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm. Một số thương hiệu mỹ phẩm Việt nổi tiếng như The Face Shop, Thế giới son môi, Thế giới Skin Food, và Lâm Thảo Cosmetics đã thiết lập trang web thành công trên nền tảng của Haravan.
Ưu điểm:
Một loạt các chủ đề và mẫu được thiết kế sẵn cho ngành mỹ phẩm. Có một loạt các ứng dụng có sẵn, từ cơ bản đến nâng cao để xây dựng một doanh nghiệp thương mại điện tử. Có nhiều lựa chọn triển khai thương mại điện tử với giá cả phải chăng, từ 200.000 đồng/tháng đến 3.000.000 đồng/tháng. Xây dựng một trang web thương mại điện tử tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp chỉ cần tốn khoảng nửa giờ để sở hữu một trang web với tất cả các tính năng cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu và phát triển hệ thống để duy trì trang web hoạt động hiệu quả.
Nhược điểm:
Thiết kế sẵn của các mẫu có thể dẫn đến sự trùng lặp, và việc sửa đổi chủ đề hoặc phát triển giao diện tùy chỉnh là khó khăn vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống. Sự đa dạng các chức năng chuyên dụng cho ngành mỹ phẩm vẫn bị hạn chế. Chỉ tích hợp với các dịch vụ/tiện ích nằm trong hệ sinh thái của Haravan. Haravan là một nền tảng SaaS, điều này khiến cho việc mở rộng trang web trong tương lai trở nên khó khăn. => Haravan là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các công ty khởi nghiệp hoạt động chính tại Việt Nam.
Kết luận
Chọn một nền tảng phù hợp là bước đi cần thiết cho các doanh nghiệp mỹ phẩm khi họ muốn xây dựng trang web thương mại điện tử. Sử dụng một nền tảng hợp lý có thể giúp doanh nghiệp tối ưu tốc độ và chi phí xây dựng website, đồng thời cải thiện lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Ngược lại, việc lựa chọn một nền tảng không phù hợp có thể dẫn đến hao tổn chi phí cũng như công sức khi các công ty phải liên tục chuyển đổi sang các nền tảng khác.